Dấu hiệu cá bảy màu bị bệnh và cách chữa trị

Cá bảy màu là loại cá cảnh nhỏ và phổ biến. Cá bảy màu có nhiều màu sắc được ưa chuộng thả trong các bể cá cảnh vừa và nhỏ. Nếu như bạn mới nuôi cá và chưa có kinh nghiệm chăm sóc chúng thì cá có thể bị bệnh mà bạn không nhận ra. Bài biết này cho bạn biết dấu hiệu cá bảy màu bị bệnh và cách chữa trị đơn giản cho chú cá bảy màu của bạn.

Cá bỏ ăn, không hứng thú với thức ăn khi cho ăn

Đây là một trong những dấu hiệu cá bảy màu bị bệnh rõ ràng và dễ nhận biết cá bị bệnh sớm. Buổi sáng, nếu bạn cho ăn mà cá không bơi lại hoặc hờ hững với thức ăn. Lúc này bạn nên dành nhiều thời gian quan sát và kiểm tra lại cẩn thận bể cá xem có vấn đề gì ko. Nước của bể nuôi có vấn đề, thức ăn còn thừa từ hôm trước hay thời tiết thay đổi… Việc cần làm lúc này là quan sát bể nuôi, kiểm tra các chú cá bỏ ăn và thay một phần nước trong bể. Việc thay một phần nước rất quan trọng (khoảng 20%). Thay nước sẽ giúp bạn có thêm thời gian để xử lý và giúp cân bằng lại nước của bể nuôi.

Cá bị túm đuôi, bơi lờ đờ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cá bảy màu của bạn bị túm vây, bơi lờ đờ. Đây cũng là một trong những bệnh phổ biến nhất và dấu hiệu cá sớm bị bệnh để nhận biết và chữa cho cá. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cá bị túm vây, bơi lờ đờ. Nguyên nhân chính là cá bạn mới mua về hoặc nước nuôi cá của bạn có vấn đề. Nếu bạn mới mua cá thì nên dưỡng cá đúng cách khi mới bắt cá từ nơi khác về, và chuẩn bị nước trước khi thả cá.

Mật độ cá quá dày cũng có thể gây ra hiện tượng này. Mật độ cá tốt nhất để nuôi và chăm sóc cá tốt là từ 1-2l nước/ 1 con cá. Bể nuôi của bạn có thể tích là 20 lít nước thì thả khoảng 10 – 20 con cá thôi nhé.

Cá có dấu hiệu bị nấm

Nấm là một trong những bệnh phổ biến nhất mà người nuôi cá guppy hay gặp phải. Phát hiện cá bị nấm sớm thì việc chữa trị rất đơn giản. Cá có thể bị chết nếu nấm phát triển nhiều trên mình cá. Nếu cá của mình có đốm nhỏ màu trắng trên mình hoặc vây thì khả năng là cá của bạn bị nấm rồi. Việc đầu tiên bạn cần làm là tách riêng chú cá đó ra 1 bể hoặc cốc nhỏ từ 300 – 500ml. Không nên để cá chung với những chú cá khỏe mạnh khác bởi vì nấm có thể lây rất nhanh. Bạn nên tách những chú cá bị nấm ra khỏi đàn để tránh lây nhé.

Cách chữa: tách chú cá bị nấm ra cốc nhỏ bạn một ít muối vào với dung dịch xanh metylen. Tỉ lệ 3 giọt/300/ml để dưỡng lại cá trong 2 3 ngày. Trong dung dịch xanh metylen có chất kháng sinh và diệt khuẩn ở mức độ nhẹ để sát trùng chỗ bị nấm cho cá.

Cá bảy màu không lớn, còi cọc suy dinh dưỡng

Nếu hàng ngày bạn vẫn cho cá ăn đều đặn mà cá không lớn, thậm chí còi cọc suy dinh dưỡng. Có thể cá của bạn đang bị bệnh mà bạn không biết. Bạn nên chú ý quan sát nước của bể nuôi cá. Nếu nước bể không trong, có nhiều bụi bẩn trong bể có mùi khó chịu thì bạn nên thay nước. Việc thay nước định kỳ, mỗi lần thay từ 20 – 30% trong vòng vài ngày liên tục. Thay nước mới giúp tái tạo lại hệ vi sinh trong bể, giúp nước trong hơn và tạo môi trường sống sạch sẽ, khỏe mạnh cho cá. Bạn cũng nên thay đổi các loại thức ăn khác nhau để giúp cá thay đổi khẩu vị và ăn nhiều hơn.

Tham khảo: Các loại thức ăn tốt nhất cho cá bảy màu

Cá bảy màu nằm bẹp ở một chỗ, tách đàn

Đây là một trong những dấu hiệu mà ít người nhận biết được. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho bạn thấy cá của bạn bị stress hoặc bị bênh. Nếu cá bị stress bạn nên hạ thấp mức nước của bể lại. Một số bể cá có mức nước cao quá từ 40 50cm. Mức nước cao quá không phải là mức nước thích hợp để nuôi cá bảy màu. Mức nước thích hợp để nuôi cá bảy màu là từ 15 – 25cm. Nếu cá bạn bị stress, bạn nên hạ mức nước xuống thấp hơn, che miệng bể lại để giảm bớt ánh sáng.

Cho thêm 1 chút muối vào bể để sát trùng và làm cá bảy màu dễ chịu hơn. Cá đang bị stress, sức khỏe sẽ yếu. Đây là thời điểm cá dễ bị bệnh nhất. Muối sẽ giúp bạn phòng ngừa các bệnh từ sớm.

Thông tin: GUPPY CITY – Shop Cá bảy màu Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *