Cá 7 màu đẻ như thế nào và cách chăm sóc cá 7 màu con

Đối với nhiều người chơi khi mới bắt đầu nuôi cá bảy màu, việc nuôi cá sinh sản và chăm sóc cá 7 màu con thực sự mang đến những trải nghiệm thú vị và mới mẻ. Việc chăm sóc cá đẻ và cá con của chúng sẽ trở nên dễ dàng hơn với 1 số kinh nghiệm dưới đây. Dành thời gian đọc hết bài viết này và có thể đóng góp kinh nghiệm nuôi của các bạn ở dưới phần comment nếu bạn muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình nhé.

Xem thêm: Cách ép đẻ cá bảy màu đẻ

Cá 7 màu đẻ như thế nào?

– Với màu sắc sặc sỡ, đặc tính hoạt bát và rất dễ nuôi, cá bảy màu đã trở thành loài cá cảnh được ưa chuộng hàng đầu trên thế giới. Với những người đã từng nuôi cá bảy màu, hẳn ít ai lại không trải qua một kinh nghiệm thú vị trước hiện tượng “đẻ con” của loài cá này.

– Cá bảy màu là một trong số ít các loài cá sinh sản theo hình thức noãn thai sinh. Trứng sau khi được thụ tinh ở bên trong cơ thể cá mẹ vẫn nằm lại trong ống dẫn trứng. Thay vì lấy dinh dưỡng từ mẹ như hình thức thai sinh ở các loài thú, ở cá bảy màu, phôi sẽ phát triển nhờ chất dự trữ trong noãn hoàng của trứng.

– Trong điều kiện nuôi bể kính, việc sinh sản của cá bảy màu diễn ra rất dễ dàng. Tuy nhiên, do cá thường sinh vào buổi đêm và sáng sớm nên không phải ai cũng có điều kiện được chứng kiến tận mắt quá trình sinh nở của cá bảy màu.

– Phần lớn thời gian trong ngày, kể cả khi đã mang thai, cá bảy màu cái (có màu đỏ) luôn bị theo đuổi bởi cá đực (màu đen) bởi loài này có tập tính “thúc đẻ”.

– Sau khi thụ thai 20 đến 30 ngày, cá mẹ mang một “bụng bầu” có thể chứa tới 50 cá con và đã sẵn sàng cho việc sinh nở. Một số cá mái khi đạt max size có thể đẻ tới 120 – 150 chú cá con trong một lần đẻ. Đây là số lượng cá con nhiều nhất mà 1 chú cá guppy có thể sinh sản. Đây là trường hợp khá phổ biến ở 1 số dòng guppy có size lớn như cá bảy màu rồng, full black, …

– Việc thay đổi môi trường nuôi, hay chuyển sang bể nuôi mới với nước mới có thể kích thích cá mai sinh sản nhanh hơn. Nếu bạn nuôi cá mái trong bể nuôi với nhiều cá trưởng thành khác cá sẽ không cảm thấy việc sinh sản là an toàn cho cá bảy màu con khi được sinh ra nên cá sẽ đẻ chậm hơn bình thường khá nhiều. Cá con sinh ra có thể bị cá trưởng thành ăn thịt ngay khi vừa chui ra khỏi bụng mẹ.

– Để đẻ hết một lứa, cá mẹ có thể mất nhiều tiếng đồng hồ. Phần lớn cá con chui đầu ra trước. Cá con dài khoảng 5mm, từ bụng mẹ, cá bảy màu sơ sinh “rơi tự do” xuống các lá rong hoặc nền bể.

– Sau một vài phút, cá bột bắt đầu trở nên hoạt bát và bơi những nhịp đầu tiên.

– Bản năng dạy cho chúng biết rằng những lá rong đuôi chó là nơi ẩn nấp an toàn, và cũng là nguồn cung cấp thức ăn ban đầu

– Chúng cũng hiểu bơi thành đàn là một phương thức làm rối loạn phương hướng của kẻ thù.

– Trớ trêu thay, với tập tính ăn con, kẻ thù đầu tiên của cá bột chính là cá bố mẹ.

– Cá bột tập trung trên mặt nước để sưởi ấm dưới bòng đèn neon. Khoảng 40 cá sơ sinh đã ra đời trong lứa đẻ này. Nếu sống sót, sau hơn một tháng cá con sẽ trưởng thành và sẵn sàng sản sinh những thế hệ cá mới.

Cách chăm sóc cá bảy màu con

– Cá bảy màu có tên khoa học là Poecilia reticulata, là một loài thuộc họ Poeciliidae(cá khổng tước). Loài cá này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng đã du nhập vào hệ thống sông hồ của rất nhiều quốc gia trong vai trò của một tác nhân chống sốt xuất huyết, vì đây là loài diệt bọ gậy.

– Giai đoạn đầu sau khi đẻ, cá bố mẹ rất dễ tấn công cá con. Do vậy trong hồ nuôi sinh sản cá bảy màu, nên thiết kế “điểm an toàn ” cho cá con như thêm khung lưới. Sử dụng loại lưới nylon, lưới cước, mịn, mắt lưới nhỏ. Loại lưới này chỉ cho cá con chui qua, ngăn giữ cá bố mẹ ở phần hồ còn lại, cách ly hoàn toàn với cá con. Lưới được gắn cố định vào khung gỗ, khung gỗ thiết kế theo chiều rộng (chiều ngang) của mỗi hồ nuôi.

– Đặt lưới vào hồ nuôi, chia hồ nuôi làm hai phần, có thể chừa 1/3 là nơi cá con sinh sống, 2/3 còn lại là nơi cá bố mẹ sinh sống. Hoặc có thể dùng rổ nhựa, đường kính 10 – 15 cm, có lỗ nhỏ tương đối ngăn chặn được cá bố mẹ.

– Thả rổ khắp mặt nước hồ nuôi, cá con sẽ “trôi giạt” vào rổ tìm nơi trú ngụ, ẩn núp trong khi cá bố mẹ không vào được. Cũng có thể dùng lưới, căng cách mặt nước 5 – 10 cm, hạn chế cá bố mẹ đi qua, vì cá con thường sống gần mặt nước. Một số nơi, dùng lưới cuộn lại, thả quanh hồ, làm nơi ẩn nấp cho cá con. Ngoài ra, vớt, thu, chuyển cá con sang hồ riêng cũng là giải pháp tích cực. Tuy nhiên, dễ gây sốc cho cá con do môi trường sống thay đổi đột ngột.

– Muốn môi trường ổn định, cần chuẩn bị hồ trước đó vài ngày, lưu ý đến mức nước, nhiệt độ, độ phèn, hàm lượng oxy… Những yếu tố này cho phép chênh lệch không quá 10% giữa môi trường cũ và mới. Ngoài những biện pháp kể trên, trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, giai đoạn cá bố mẹ đang sinh sản, cần bổ sung đầy đủ thức ăn, đảm bảo cá bố mẹ không bị đói. Luôn giữ môi trường ổn định, yên tĩnh, tránh những sốc đột ngột, những tiếng động… đều là những biện pháp giảm hao hụt cá bảy màu mới sinh.

Bài viết được GUPPY CITY sưu tầm trên internet. Cảm ơn tác giả đã viết bài này nha.

Thông tin: GUPPY CITY – Shop Cá bảy màu Hà Nội

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *